Chọn ngành học định hướng thị trường lao động quốc tế
Hôm nay 27 tết (tức 26.1), chợ hoa xuân ở Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM) sôi động không khí mua bán. Nhiều khách Tây đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp… hào hứng tham quan chợ hoa, tận hưởng không khí tết Việt Nam.Chiều nay, nhiều người Việt đi chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 và cả những chủ vườn đều hướng ánh mắt tò mò đến cặp chị em người Mỹ, là bà Ann và anh Buck. Lý do là vì anh Buck với vóc người cao lớn vác trên vai một chậu hoa giấy to đùng, còn bà Ann cầm một chậu quất vui vẻ rời khỏi chợ hoa sau khi đã mua sắm xong. Nhìn 2 chị em, ông Ân, một chủ vườn ở chợ hoa này cho biết khách Tây đi chợ hoa tham quan nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy họ mua hoa tết."Tôi bán hoa tết hơn 20 năm ở Sài Gòn, lần đầu thấy người Mỹ mua hoa về chưng. Đó giờ tôi chỉ thấy họ tới tham quan, chụp ảnh, vậy nên mới nhìn vì thấy lạ. Hy vọng họ sẽ đón những ngày tết vui vẻ ở Việt Nam", ông bày tỏ.Chia sẻ với phóng viên, bà Ann cho biết bà bắt đầu công việc ở TP.HCM cách đây không lâu và hiện đang sống ở TP.Thủ Đức. Đây là lần đầu tiên bà cùng em trai đón tết ở đây. Đó là lý do bà muốn hòa vào không khí tết Việt, đi chợ tết, mua sắm hoa về nhà trang trí.Sau khi đi một vòng chợ hoa, bà cũng mua được những chậu ưng ý. Với người phụ nữ Mỹ, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. "Thật tuyệt khi đón tết Việt Nam. Tôi yêu không khí này quá! Tôi thích mọi người ở đây, ai cũng cởi mở, thân thiện và tốt bụng", bà cười tươi, nói.Theo bà Ann, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới ở Việt Nam. Bà cũng "lì xì" cho một số người có duyên ở chợ hoa tết này như một phong tục vào ngày tết, chúc may mắn và bình an. Em trai bà Ann, anh Buck cũng nói rằng thật thú vị khi đón tết ở Việt Nam. Trước đó, chị gái anh đã tự tay gói bánh chưng và vô cùng tự hào về thành phẩm. Họ vẫn đang trong những ngày khám phá văn hóa Việt với nhiều điều thú vị.Chiều nay, gia đình của anh Marcus, người Thụy Sĩ cũng ghé chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 để tham quan và trải nghiệm không khí tết ở Việt Nam. Anh cho biết đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM và may mắn và đúng dịp cận Tết Nguyên đán.Vợ chồng anh và 2 con thích thú khi đi đâu cũng thấy hoa rực rỡ trên đường. Họ có 3 tuần ở Việt Nam và sẽ dành thời gian cho TP.HCM cũng như Phú Quốc, một số tỉnh miền Tây."Thật may mắn khi du lịch Việt Nam cận tết. Không khí ở đây thật tuyệt vời khi mọi người cùng nhau đón tết theo cách đặc biệt. Nói thật, trước khi đến đây tôi không biết gì về tết Việt Nam, tuy nhiên giờ thì chúng tôi đã biết và rất thích với trải nghiệm mới này", chị Liv, vợ anh Marcus nói thêm.Theo vợ chồng người Thụy Sĩ này, các con của họ cũng rất thích Việt Nam khi khám phá được nhiều điều thú vị. Họ hy vọng những ngày tới đây sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.Đi dạo chợ hoa cùng bạn gái, một người đàn ông Pháp cho biết họ chỉ tham quan, không có ý định mua hoa. Đến đây, anh cảm nhận được sự nhộn nhịp, vui vẻ, hoa khoe sắc. Anh cho biết đây là năm thứ 5 đón năm mới ở Việt Nam và hy vọng sẽ còn nhiều năm nữa.Công thần đội bóng rổ Hanoi Buffaloes lên chức bố
Đời mình niềm cay đắng”
Người dân bàn giao vượn má vàng quý hiếm cho kiểm lâm
Ngày 6.3, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) công bố danh sách tập trung đội tuyển U.22 Việt Nam đợt 1, năm 2025. Đây là đợt tập trung quan trọng để ban huấn luyện đánh giá sơ bộ chất lượng cầu thủ thông qua giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 do Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc tổ chức từ 20.3 đến 25.3 tại Giang Tô, với sự tham dự của 4 đội tuyển U.22 gồm: Việt Nam, Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc. Và Viktor Lê là một trong những người được chọn. Trong nhóm tiền vệ trung tâm, Viktor Lê là cái tên nổi bật. Ở CLB Hà Tĩnh mùa này, anh được HLV Nguyễn Thành Công trao nhiều cơ hội khi có 13 lần ra sân và ghi được 1 bàn thắng. Tuy nhiên, để có thể chiếm suất đá chính, tiền vệ gốc Nga phải cạnh tranh một loạt đối thủ đáng gờm như Nguyễn Văn Trường (CLB Hà Nội), Nguyễn Thái Quốc Cường (CLB TP.HCM) hay Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quang Vinh (SLNA)...Tuy nhiên, Viktor Lê sẵn sàng đương đầu với thử thách. Anh chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Trước khi danh sách được công bố, tôi cũng đã rất mong đợi mình được gọi lên đội tuyển U.22 Việt Nam và xa hơn là được thi đấu tại SEA Games 33. Tôi sẽ cố gắng thể hiện thật tốt vì bóng đá là phải cạnh tranh". Trước khi được triệu tập, Viktor Lê đã có quốc tịch Việt Nam hồi đầu năm 2025. Anh chia sẻ: "Bố tôi là người Việt Nam nên quá trình trở thành công dân Việt Nam đối với tôi cũng khá thuận lợi. Tôi là người gốc Việt, với dòng máu Việt chạy trong mình nên việc có quốc tịch là một lẽ tự nhiên vậy. Tôi cũng thích nghi với mọi thứ như khí hậu, ẩm thực rất nhanh có sự khác biệt so với ở Nga. Tôi yêu những bờ biển dài, với bờ cát trắng ở Việt Nam. Tôi nghĩ mình sẽ sinh sống tại đây lâu dài". Trưởng thành từ lò đào tạo của CSKA Moscow, Viktor Lê có nền tảng, xuất phát điểm tốt để theo đuổi con đường bóng đá chuyên nghiệp. Thậm chí, anh còn sở hữu cơ hội phát triển sự nghiệp châu Âu. Tiền vệ sinh năm 2003 kể lại: "Trước đây, tôi đã cùng đội bóng Torpedo sang Ý thi đấu ở một giải có tới 50 đội tham gia. Thời điểm đó, tôi cứ ngỡ rằng chúng tôi phải về nước sớm nhưng không ngờ lại giành luôn chức vô địch. Sau đó, ban tổ chức tiếp tục mời chúng tôi sang thi đấu. HLV cũng dặn tôi rằng phải đá cẩn thận vào vì có nhiều tuyển trạch viên đến xem trực tiếp". Viktor Lê cũng nhận được sự chú ý, nhưng cuối cùng anh vẫn lựa chọn trở về Việt Nam: "Tôi nghĩ Đặng Văn Lâm và Mạc Hồng Quân là những tấm gương cho các cầu thủ Việt kiều trẻ noi theo. Thời điểm đó, tôi cũng được sự động viên của bố mẹ khi quyết định tìm kiếm cơ hội khẳng định ở quê hương. Tôi biết HLV Nguyễn Đức Thắng (từng dẫn dắt Viktor Lê ở CLB Bình Định) cũng như HLV Nguyễn Thành Công vì đã trao cho tôi nhiều cơ hội".
DeepSeek R1 được cho là mạnh mẽ không kém gì o1 của OpenAI, tuy nhiên mô hình của DeepSeek lại chỉ tốn 5,6 triệu USD cho việc đào tạo - một con số khiêm tốn so với hơn 100 triệu USD mà OpenAI đã đầu tư cho GPT-4.Mặc dù vậy, không phải ai cũng tin tưởng vào tuyên bố đột phá của DeepSeek, bao gồm người vừa đoạt giải Nobel Hóa học năm 2024 Demis Hassabis - người đã cùng với John Jumper được trao giải nhờ sử dụng thành công AI để dự đoán cấu trúc của hầu hết các loại protein.Tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động AI ở Paris (Pháp), Demis Hassabis, người đang giữ chức CEO kiêm đồng sáng lập Google DeepMind, đã có những phát biểu gây chú ý về DeepSeek. Trong tuyên bố của mình, ông Hassabis thừa nhận mô hình này rất ấn tượng và cho rằng nhóm phát triển của DeepSeek là một trong những đội ngũ tốt nhất từ Trung Quốc.Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nhiều tuyên bố của DeepSeek có thể bị phóng đại và gây hiểu lầm. Hassabis giải thích chi phí mà DeepSeek công bố chỉ là cho "lần chạy đào tạo cuối cùng", không phản ánh toàn bộ chi phí để phát triển một mô hình AI từ đầu đến cuối. Ông cũng cho rằng DeepSeek đã "dựa vào các mô hình phương Tây để chắt lọc", một quan điểm mà OpenAI đã nhấn mạnh ngay sau khi DeepSeek ra mắt.Cuối cùng, Hassabis khẳng định mặc dù DeepSeek rất ấn tượng, Google không coi đây là "giải pháp tối ưu" về mặt công nghệ. Ông cho biết mô hình Gemini của Google hiệu quả hơn DeepSeek về cả chi phí và hiệu suất. Chủ nhân giải Nobel Hóa học 2024 nhấn mạnh: "Chúng tôi chỉ không nói nhiều về điều đó".Sự ra đời của DeepSeek có thể là một bước tiến trong ngành AI, nhưng liệu nó có thực sự là một cuộc cách mạng hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo như tuyên bố của Hassabis? Chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời.
Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.